Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Ca Huế xưa và nay


     Đã lâu, tôi mới có dịp trở lại Huế. Nơi đây, tôi đã sinh ra, lớn lên và gắn bó một phần tuổi thơ của tôi ở đó. Phố phường bây giờ đã khang trang hơn, nhộn nhịp hơn không còn cái buồn man mác một thời đã đi vào thi ca khi nói đến Huế, như được khoác lên mình một chiếc áo mới vừa lộng lẫy vừa cổ kính khi được mệnh danh là "thành phố di sản". Tôi đến Huế không phải vì thành phố được ghi tên trong giấy chứng nhận của UNESCO mà vì tôi muốn hồi tưởng lại những ký ức tuổi thơ.


     Theo lịch trình, tối nay tôi được xuống thuyền Rồng đi dọc sông Hương ngắm và thưởng thức ca Huế. Trong lòng tôi rất hồi hộp, bao cảm xúc cứ trào dâng, những hồi ức tuổi thơ như sống lại. Hồi ấy tôi khoảng 6-7 tuổi gì đấy, Thành phố có thành lập một "câu lạc bộ ca Huế" để biểu diễn cho bà con xem mỗi tuần một lần và phục vụ cho những Việt Kiều về thăm quê hương. Mẹ tôi là một trong những "ca nương" có giọng ca khá đặc biệt và là một thành viên trong câu Lạc bộ đó. Tôi thường được mẹ dẫn đi cùng khi bà đi diễn. Cứ mỗi tối thứ 7 bà con lại tập trung đông đủ tại câu lạc bộ, có người phải đến từ chiều để dành cho mình một chỗ ngồi để được nghe ca Huế. Chỉ cần những điều nhỏ nhặt vậy thôi nhưng nó đã làm cho những thành viên trong câu lạc bộ được tiếp thêm lửa để gìn giữ nét văn hóa tao nhã của đất Cố Đô. Tôi nhớ có lần tôi  được mẹ cho đi diễn cùng trên thuyền rồng, hôm đó có đoàn việt kiều Pháp về thăm quê hương. Mẹ chở tôi bằng xe đạp đi đến khách sạn Hương Giang để lên thuyền Rồng. Thuyền Rồng hồi đó cũng đơn sơ lắm, nói nôm na chỉ là một chiếc đò được gắn thêm đầu Rồng và được chèo bằng tay. Đêm đó trăng sáng lắm, ngồi trên thuyền gió từ sông thổi vào mát rượi, tiếng mái chèo khua nước nhịp nhàng, điệu hò mái nhì trong vắt vang lên giữa dòng sông tĩnh lặng. Tôi lén mẹ lấy tay với xuống khoát dòng nước đang lấp lánh dưới ánh trăng. Một khung cảnh quá sức nên thơ, có lẽ đây là lý do mà du khách quyến luyến thành phố thơ mộng này. Và hôm nay tôi trở lại Huế cũng vì muốn tìm lại cái cảm giác đó.


     Sau những hồi hộp chờ đợi rồi cũng gần giờ đi xem ca Huế, tôi vui lắm và đến sớm hơn 30 phút để có thời gian ngắm cảnh trên bến đò Tòa Khâm. Ngồi trên bến, tôi thấy vẫn dòng sông ấy nhưng mọi vật không còn như trong ký ức của tôi. Du khách thì đông đúc, kẻ mua người bán những món hàng lưu niệm nhộn nhịp. Rồi thì chủ đò búa xua đi mời khách xuống đò của mình. Không biết do đông người hay do thời tiết làm cho tôi cảm thấy nóng nực, khó thở. Ngồi sát bến đò thì các ca nương, nhạc công, nào thì đàn, nào thì áo dài khăn đóng, môi son má hồng chuẩn bị cho show diễn của mình. Thuyền Rồng bây giờ cũng hoành tráng hơn xưa, số lượng thuyền rồng cũng nhiều gấp bội đậu kín cả bến Tòa Khâm. Thuyền được gắn máy không chèo bằng tay như trước nữa. Lại có cả thuyền đôi nữa cơ, trên thuyền có xếp ghế và trang trí như một sân khấu thu nhỏ. Nhìn thấy vậy tôi cũng rất háo hức và thầm đoán thử xem chốc nữa mình sẽ lên thuyền nào trong số đang neo trên bến. Dòng suy nghĩ của tôi bị ngưng lại khi nghe tiếng của trưởng đoàn gọi xuống thuyền. Cũng phải loay hoay xoay xở, vòng qua trở lại rồi mọi người cũng lên được thuyền lên thuyền ổn định chỗ ngồi và thuyền nhổ neo chạy dọc sông Hương để bắt đầu đêm diễn. Ngồi trên thuyền trong tiếng máy nổ xoành xoạch của thuyền mình cùng những thuyền khác nghe đinh tai, thêm vào đó là mùi khói dầu bốc lên nồng nặc làm cho tôi bắt đầu thấy khó chịu. Trên dòng sông Hương thơ mộng lúc này như dậy sóng bởi các thuyền Rồng cứ chở du khách ra vào liên tục. Ra đến giữa sông gần cầu Tràng Tiền thuyền neo lại nhưng 
máy vẫn nổ. Lúc đó các diễn viên mới bắt đầu xuất diễn của mình. Tôi hồi hộp muốn lắng nghe xem thử thế hệ sau này có hát hay như các cô chú trong câu lạc bộ ca Huế của mẹ tôi hồi xưa không. Nhưng ca Huế thời nay không còn như xưa nữa, nó khác từ cách ca cho đến lời ca. Những bài lời cổ bây giờ đã chuyển sang lời mới, cách luyến láy bây giờ cũng khác xưa (có thể là do ca sỹ phải gồng lên dùng tiếng hát để át tiếng máy thuyền đang nổ chăng?!). Còn thính giả đến nghe ca Huế bây giờ có cảm giác như rất ít người muốn thưởng thức nét thẩm mỹ của ca Huế mà đa phần đi xem chỉ vì hiếu kỳ. Sông Hương - Ca Huế bây giờ không còn thơ mộng, nguyên sơ, trong trẻo như trong ký ức của tôi nữa mà nó đã bị thương mại hóa. Không biết nên vui hay nên buồn!? Thuyền đưa đoàn trở lại bến kết thúc một xuất diễn, tôi bước lên bờ đầy thất vọng! Chắc cũng ít người thất vọng bởi vì rất đơn giản họ không có mẹ biết ca Huế như tôi. Dòng sông Hương thơ mộng đang oằn mình cho công cuộc kiến thiết đất nước. Biết khi nào tôi lại có được cảm giác như ngày xưa!

     "Ơ....... hò........ Trước bến Vân Lâu ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm ai nhớ ai trông. Thuyền ai thấp thoáng trên sông, đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non". Dòng sông Hương yên ả trong một đêm trăng thanh gió mát, nhịp chèo khua nhẹ, điệu hò mái đẩy vang lên trong vắt đến nao lòng. Tôi đang mơ!


37 nhận xét:

  1. Mẹ XRC biết ca Huế cơ á? Không hiểu sao hồi bé nhìn thấy mẹ XRC thì tôi cũng có cảm giác bà là dân văn nghệ sĩ nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Hồi chia tỉnh, trường Văn hóa Nghệ thuật Huế mời bà ở lại dạy ca Huế nhưng bà không thích. Mẹ được đoàn văn công Bình Trị Thiên tuyển đi từ lúc 13 tuổi, cũng đã từng hát cho Bác Hồ nghe, rồi cũng có nhiều huy chương vàng hát dân ca lắm. Nhưng sau giải phóng bà chuyển sang làm Sở tư pháp và vẫn chạy xô diễn ca Huế đến ngày chia tỉnh thì thôi. Khi bà ra Quảng Bình ai cũng tiếc cứ gửi thư gọi điện biểu vô lại Huế hoài luôn. Mà văn tôi viết đọc lại thấy ngố ngố hè?!!!! Hiiii hiiiii.....

    Trả lờiXóa
  3. Văn này còn kêu ngố cái gì. Mỗi tội hơi nhiều lỗi chính tả! :))

    Trả lờiXóa
  4. máy Laptop của tôi bị liệt phím F nên toàn bị lỗi chính tả là thiếu dấu huyền. Để tôi về vứt cmn cái máy cho rồi! he.he.he...

    Trả lờiXóa
  5. Ngày học lớp 7 tôi thi đỗ vào trường cao đẳng nghệ thuật Huế, hệ sơ cấp 11 năm, nhưng bố mẹ không cho tôi đi học. Hồi đấy mà các cụ cho tôi đi học thì không khéo bây giờ đã thành tài và có tên trong các đường dây ca sĩ, người mẫu bán dâm roài!

    Trả lờiXóa
  6. Không mua thì tôi cho không, sợ đêk! :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với bản chất gian thương đã tiềm ẩn trong con người của lão Sol thì lão sẽ không bán mà sẽ buôn. Tên tuổi của lão sẽ lẫy lừng trong giới "tú ông".

      Xóa
    2. cha sư tu hú này, ta gian thương bao giờ? Đùa chứ, ngày xưa nếu mà theo nghề xướng ca ấy thì có khi bây giờ cũng cầm đầu được một đường dây ca sĩ bán diêm cmnr! :))

      Xóa
    3. Rồi có khi bây giờ lão đang trồng cải trong trại Phục Hồi Nhân Phẩm đấy A Sol nhể?!

      Xóa
    4. Cái đó cũng hên xui à. Cũng có đứa vì bán diêm mà phải ăn cơm cà, nhưng có đứa nhờ bán diêm mà nên danh phận. Chưa biết được thua ra sao đâu à nha! :))

      Xóa
    5. Hừ, A Sol bán diêm thì có thể chứ đi theo con đường phục vụ nghệ thuật thì sao ta cứ thấy nó vô lý thế nào á? Nói chung là y phục ko tương xứng với y đức :))

      Xóa
    6. Cái gì mà y phục với y đức? Đầy đứa trong giới sâu bít cũng có mặc y phục gì đâu? :))

      Xóa
  7. Câu hò văng vẳng phía xa xa.
    Lữ khách bâng khuâng chợt nhớ nhà.
    Cất tiếng ngâm nga theo khúc hát.
    "Ai ra xứ Huế ơ...thì ra"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cdgt này? Sao cha Sư làm bài thơ nào cũng hay là sao, là sao?

      Xóa
    2. Oài! Đó là một trong những khuyết điểm hiếm hoi của ta mà chỉ những gian thần như lão mới nhận ra thôi đó A Sol.

      Xóa
    3. ông nổ vừa thôi kẻo ta kêu Rồng Cát bóp cổ ông giờ! :))

      Xóa
    4. Ta ở xa có ở ĐH đâu mà bóp cổ Sư, A Sol kêu Bồ Lông í, ở gần dễ bóp ông Sol ạ!

      Xóa
    5. Lão nông có biết vụ này đâu mà kêu. Rồng Cát mời lão nông vào đây chơi đê!

      Xóa
    6. Lão Sư làm thơ ý tứ thì hay dưng mà niêm luật cứ vi phạm lung tung, sao cái câu cuối toàn vần bằng thế kia?
      XRC: Văn khác thơ, nó ko cần phải toàn mỹ về vần điệu, chỉ cần ý tứ và câu cú đừng có đá vào chân nhau là đủ. Mà bà có bị bệnh ấy đâu :))) Khuyến khích, khuyến khích! Hôm nào hoài cảm lắm thì gửi ra Tạp chí Văn hóa Quảng Bình nhá.

      Xóa
    7. lão có nhớ câu "Nhà ai Pha Luông mua le te" không? chẳng phải toàn thanh bằng hết đấy còn gì?

      Xóa
    8. chẳng phải ngày còn đi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, ai nấy đều chẳng phải ra sức ca tụng cái câu thơ toàn thanh bằng của chú Dũng đấy thôi?

      Xóa
    9. Hừ, thể loại thơ của chú Dũng khác, thể loại thơ lão Sư làm khác, lão đừng có mà nhập nhằng thương hiệu :))

      Xóa
    10. Thì cũng là thơ đàng luật mùng tơi cả, chứ khác cái đếch. Chú Dũng chỉ được mỗi cái làm thơ, chứ làm sao mà biết đi tàu viễn dương và đánh bạc, xơi đậu hũ mà đòi ví với Sư được. Chú ấy tuổi gì!!

      Xóa
    11. Bồ Nông à, Cụ làm ơn dòm qua một tý về Luật Đường Thi trước khi buông lời chê bai, dè bỉu thơ Đường của người khác hòng thoả mãn lòng ghen ghét của Cụ nhá.
      Mô phật! Một bài Tứ Tuyệt vần bằng chuẩn như thế kia mà dám bảo ta phạm luật. Quá lắm rồi, kiểu này là phải lấy một cây roi thật mót rùi tét mấy phát vô mông cho chừa thói ganh tỵ!

      Xóa
    12. Sư nói được lắm, đúng lắm! Ta lại ban cho Sư được khen!

      Xóa
    13. @ Dâm Sư: ấy ấy, mông đó dùng để mài chứ đâu dùng để tét, ngươi suy nghĩ lại đi, lão Nông mà giận thì đếch thèm mài mông bờ kè với ông đâu!

      Xóa
    14. Từ khi Bồ Nông giở giói bắt ta gọi bằng Cụ thì kể như đã giội một gáo nước lạnh vô cái hứng thú mài mông Bờ Kè của ta rồi. Haizzz! Thích bị ngược đãi vẫn là một quái bệnh khó chữa!

      Xóa
    15. @Sư và Bồ Lông: Chẳng phải 2 ngươi đã thống nhất là chỗ kín thì gọi em, chỗ không kín thì gọi lão/ông hay sao?

      Xóa
    16. A Sol: Chỗ này kín hay ko kín hử ông??????

      Xóa
    17. Dâm Sư: Thì đã nói ta ko hiểu về Đàng nuật mà nị. Nhưng đọc thấy trái mồm là ta lại cứ thích bình loạn.

      Xóa
    18. Không hiểu gì về Luật mà dám bảo người khác sai Luật. Ta ngất!
      Không phải cứ già mồm át lẽ phải là được đâu, cẩn thận ta kiện cụ ra toà vì tội vu cáo đó Bồ Nông.

      Xóa
    19. ờ ờ, kiện lão ta tội "vu cáo" là hợp lý đấy, nhớ đừng kiện tội "vu khống" kẻo lão ấy phản tố nhé! @Dâm Sư

      Xóa
    20. Gì mà mất đoàn kết vậy các bác! Iem nà iem sợ thưa kiện nắm ý!

      Xóa
    21. Tạp chí của lão Lông có chuyên mục "Văn hoá nhỡ mồm" không, ta gửi bài cho? :))

      Xóa
    22. Thôi bác Sol, cho em xin, ông đừng nàm người ta tai biến mạch máu não chết cmn hết giờ!

      Xóa
    23. ai xấu số thì đành thiệt phận chứ biết nàm thao! Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người dày công sáng tạo và tích luỹ, nhỡ mồm hay không nhỡ mồm thì nó cũng là văn hoá! :))

      Xóa